logovov
BAN THỜI SỰ VOV1
Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 427 kết quả

Danh sách tin tìm thấy

Châu Phi bắt đầu tiêm thử nghiệm loại vắc xin HIV mới, mang lại hy vọng sớm tìm ra các biện pháp tốt hơn và hiệu quả hơn trong phòng chống virus lây truyền đại dịch AIDS (Thời sự chiều 4/12/2017)

Châu Phi bắt đầu tiêm thử nghiệm loại vắc xin HIV mới, mang lại hy vọng sớm tìm ra các biện pháp tốt hơn và hiệu quả hơn trong phòng chống virus lây truyền đại dịch AIDS (Thời sự chiều 4/12/2017)

Ngày phát hành 0:0 | 4/12/2017

- Đoàn đại biểu Quốc hội các địa phương tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa 14.
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp về BOT, trong đó có điểm nóng BOT Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Mục sự kiện và bàn luận với sự tham gia của tiến sỹ Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cũng sẽ bàn về nội dung này.
- Mưa lớn kết hợp với việc các hồ thủy điện, hồ chứa xả nước đã khiến mực nước trên các sông tại Nam Trung Bộ dâng cao, gây ngập ở nhiều địa phương.
- Mỹ và Hàn Quốc tiến hành tập trận quy mô lớn nhất từ trước tới nay bất chấp cảnh báo chiến tranh hạt nhân của Triều Tiên.
- Thượng viện Nhật Bản đã thông qua nghị quyết lên án việc Triều Tiên tiến hành vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa cuối tháng 11 vừa qua.
- Hôm nay là thời hạn chót cho tiến trình giải quyết các vấn đề tách khỏi liên minh của Anh hay còn gọi là Brexit.
- Châu Phi bắt đầu tiêm thử nghiệm loại vắc xin HIV mới, mang lại hy vọng sớm tìm ra các biện pháp tốt hơn và hiệu quả hơn trong phòng chống virus lây truyền đại dịch AIDS.

Doanh nghiệp “lội ngược dòng” trong đại dịch Covid-19 (11/4/2020)

Doanh nghiệp “lội ngược dòng” trong đại dịch Covid-19 (11/4/2020)

Ngày phát hành 0:0 | 11/4/2020

Dịch Covid-19 đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, đây cũng là dịp để các ngành tìm những cơ hội mới để phát triển đi lên. Trong “nguy” có “cơ”, khi nhiều đơn vị kinh doanh đuối sức vì Covid-19 thì vẫn có những người lội ngược dòng, tìm thấy cơ hội, hướng đi phù hợp giữa lúc nguy nan. Khi khách hàng ngại tới nơi đông người, không ít doanh nghiệp nhanh chóng phát triển kênh bán hàng online. Không chỉ công ty lớn, mà cả các tiểu thương tại nhiều chợ truyền thống có cửa hàng kinh doanh thực phẩm, thời trang riêng trên Facebook cá nhân, Zalo… đều không quên kết thân với dịch vụ giao hàng. Nhiều doanh nghiệp đang chèo lái để vượt qua dịch Covid-19 bằng cách linh động chuyển đổi sản phẩm, đổi mới mô hình kinh doanh, kịp thời thích ứng các thay đổi trong thói quen tiêu dùng của người dân.

Kinh tế Việt Nam: Đón đầu cơ hội phục hồi sau đại dịch (15/4/2020)

Kinh tế Việt Nam: Đón đầu cơ hội phục hồi sau đại dịch (15/4/2020)

Ngày phát hành 0:0 | 15/4/2020

Dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng toàn diện đến tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tại nước ta, tác động của dịch bệnh Covid-19 khiến GDP quý 1 chỉ tăng 3,82%. Tuy đây là mức tăng trưởng cao so với khu vực, nhưng lại là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2011. Mức tăng trưởng của các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, tiêu dùng đều giảm mạnh. Các doanh nghiệp như xây dựng, bất động sản, hàng không, thương mại, xuất khẩu... đều gặp khó khăn. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, tham gia hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, trong khi quá trình cơ cấu lại nền kinh tế còn chậm, năng lực nội tại, tính tự chủ và khả năng chống chịu của nền kinh tế, của các doanh nghiệp trong nước trước những biến động của thế giới còn hạn chế, tác động của dịch Covid-19 được nhận định ảnh hưởng toàn diện đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh là một trong những giải pháp hiệu quả, phù hợp, cần thực hiện ngay lúc này để đạt được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm 2020.

Nỗ lực cứu nền kinh tế toàn cầu trước đại dịch Covid-19 (20/3/2020)

Nỗ lực cứu nền kinh tế toàn cầu trước đại dịch Covid-19 (20/3/2020)

Ngày phát hành 0:0 | 20/3/2020

Sau 3 tháng hoành hành, dịch COVID-19 tiếp tục đe dọa nhiều quốc gia trên thế giới. Đã xuất hiện nhiều lo ngại về sự sụt giảm của kinh tế toàn cầu, trong đó viễn cảnh tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2020 chỉ đạt khoảng 1,5%. Các chuyên gia thì đánh giá, những hệ lụy mà đại dịch COVID-19 đang và sẽ gây ra cho kinh tế toàn cầu cũng giống như một “cuộc chiến tranh kinh tế giữa thời bình”. Trước những kịch bản xấu và vô cùng khó lường, hàng loạt quốc gia, khu vực - trong đó có cả nền kinh tế số 1 là Mỹ đã phải đưa ra những gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp. Liệu những động thái này đã đủ để giúp nền kinh tế toàn cầu hạn chế thấp nhất các thiệt hại do dịch Covid-19 gây ra? Chuyên gia kinh tế Trần Toàn Thắng sẽ giúp thính giả có câu trả lời về nội dung này.

Bài 2 trong loạt bài “Thế giới hậu đại dịch”: Học giả Yuval Noah Harari: Virus không đáng sợ bằng cái ác và sự thù hận (12/5/2020)

Bài 2 trong loạt bài “Thế giới hậu đại dịch”: Học giả Yuval Noah Harari: Virus không đáng sợ bằng cái ác và sự thù hận (12/5/2020)

Ngày phát hành 0:0 | 12/5/2020

Ở thời điểm này, nhiều nước trên thế giới đã bắt đầu mở cửa lại nền kinh tế. Các nước đã vượt qua giai đoạn đỉnh dịch và cuộc sống dần trở lại bình thường. Nhưng điều người ta dễ nhận thấy nhất ở thời điểm này, đó là những thay đổi sâu sắc ở các quốc gia, ở từng cộng đồng xã hội, ở mỗi con người sau đại dịch. Đài TNVN chuyển tới quý vị và các bạn những góc nhìn của các học giả quốc tế về một thế giới sau đại dịch; một thế giới biến chuyển sâu sắc sau những tác động - tổn thương mà dịch COVID-19 đã gây ra. Đó là những thay đổi ở góc độ toàn cầu hóa, ở góc độ địa chính trị, ở góc độ kinh tế, ứng xử giữa con người với con người và cả những tác động trực diện tới khu vực ASEAN và chính Việt Nam chúng ta. Và “Thế giới hậu đại dịch” hôm nay (12/5), Đài TNVN giới thiệu góc nhìn của nhà nghiên cứu lịch sử Israel ông Yuval Noah Harari, tác giả của cuốn sách đã được nhiều độc giả Việt Nam biết đến: “Sapiens: Lược sử loài người”.

HTX nông nghiệp vượt khó và phát triển trong bối cảnh đại dịch Covid-19 (11/4/2020)

HTX nông nghiệp vượt khó và phát triển trong bối cảnh đại dịch Covid-19 (11/4/2020)

Ngày phát hành 0:0 | 11/4/2020

Liên tiếp thời gian gần đây thiên tai, dịch bệnh xảy ra như mưa đá các tỉnh phía bắc, hạn mặn ở ĐBSCL, dịch tả lợn châu Phi, dịch cúm gia cầm, đặc biệt đại dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát hiện nay đã tác động không nhỏ đến tình hình sản xuất kinh doanh của các HTX nông nghiệp, đe dọa đến khả năng về đích của Đề án phát triển 15.000 HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả vào năm 2020. Làm thế nào để các HTX nông nghiệp vượt khó và vươn lên đứng vững, phát triển trong bối cảnh dịch bệnh khó khăn hiện nay? Kỷ niệm 74 năm ngày Bác Hồ viết thư kêu gọi điền chủ nông dân tham gia HTX và trở thành ngày truyền thống HTX Việt Nam, 2 vị khách mời bàn luận về vấn đề này là TS Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT – Bộ Nông nghiệp và PTNT và ông Lê Văn Việt, Tổng GĐ Liên hiệp HTX Thủy sản Xuyên Việt, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.

Vai trò và dấu ấn Việt Nam trong đoàn kết ASEAN chống đại dịch Covid-19 (15/4/2020)

Vai trò và dấu ấn Việt Nam trong đoàn kết ASEAN chống đại dịch Covid-19 (15/4/2020)

Ngày phát hành 0:0 | 15/4/2020

Lần đầu tiên trong lịch sử 50 năm hình thành và phát triển của ASEAN, ngày hôm qua (14/4), liên tiếp 2 HNCC đặc biệt ASEAN và HNCC đặc biệt ASEAN+3 đã được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Hai Tuyên bố chung về ứng phó dịch bệnh Covid-19 đạt được tại hai Hội nghị cấp cao một lần nữa đã làm “bừng sáng tinh thần đoàn kết của cộng đồng ASEAN, tương thân, tương ái, cùng kề vai vượt qua khó khăn”, đúng như lời phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại phiên khai mạc Hội nghị. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang trở thành một trong những thách thức phi truyền thống chưa từng có đối với khu vực, việc Việt Nam với vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 đã quyết tâm khắc phục điều kiện khó khăn, tổ chức thành công hai hội nghị cấp cao đặc biệt, đã cho thấy vai trò và trách nhiệm, sự chủ động của Việt Nam trong thúc đẩy hợp tác khu vực và quốc tế để ứng phó với các thách thức mới nổi hiện nay. Khách mời là Thiếu tướng Lê Văn Cương - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an phân tích sâu về thành công hai hội nghị cấp cao đặc biệt cũng như vai trò, vị thế của Việt Nam thể hiện qua các sự kiện lần này.

Đại dịch Covid-19 thách thức sự đoàn kết của châu Âu (18/3/2020)

Đại dịch Covid-19 thách thức sự đoàn kết của châu Âu (18/3/2020)

Ngày phát hành 0:0 | 18/3/2020

Những giờ qua, châu Âu đang tiếp tục “oằn mình” tìm ra những giải pháp để ứng phó với dịch Covid-19 đang càng lúc càng diễn biến phức tạp, với con số người chết và ca nhiễm mới tiếp tục tăng nhanh. Trong giải pháp mới nhất, Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định đóng cửa toàn bộ biên giới trên bộ, trên biển và trên không của khối này trong vòng 30 ngày; còn trước đó là việc chi 25 tỷ Euro để ứng phó khủng hoảng. Dường như, sau nhiều ngày có những biện pháp rời rạc của từng quốc gia, châu Âu đã bắt đầu có một sự thống nhất giữa các nước thành viên để ứng phó với dịch bệnh.
Thế nhưng dư luận vẫn đặt câu hỏi: Chỉ với những giải pháp này, châu Âu đã có thể chứng minh sự đoàn kết của khối giữa cơn khủng hoảng hay chưa? Và rằng, đại dịch Covid-19 sẽ còn bộc lộ những khác biệt, chia rẽ vẫn đang tồn tại trong nội bộ EU. Trao đổi với phóng viên Quang Dũng - Thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Pháp theo dõi khu vực Tây Âu về vấn đề này.

Thế giới hậu đại dịch sẽ là đối đầu và phân rẽ (11/5/2020)

Thế giới hậu đại dịch sẽ là đối đầu và phân rẽ (11/5/2020)

Ngày phát hành 0:0 | 11/5/2020

Ở thời điểm nhiều quốc gia bắt đầu chấm dứt phong toả và mở cửa lại nền kinh tế, câu hỏi “Thế giới của chúng ta hậu đại dịch sẽ ra sao?” khiến nhiều người quan tâm. Trả lời câu hỏi này, nhóm phóng viên VOV1 đã phỏng vấn nhiều chuyên gia, học giả quốc tế, các nhà ngoại giao từ nhiều quốc gia trên thế giới, mời họ phân tích và dự báo những kịch bản thế giới sau đại dịch. Các nhà phân tích quốc tế dự báo về những thay đổi của thế giới sau đại dịch, ở các góc độ địa chính trị, địa kinh tế, những thay đổi hành vi của con người, khả năng định hình lại một trật tự thế giới mới sau đại dịch và cả những tác động chính trị của đại dịch đối với an ninh Biển Đông…
Phóng viên trao đổi với Tiến sỹ Terry Buss, học giả nghiên cứu Học viện hành chính quốc gia Hoa Kỳ với câu hỏi “Địa chính trị thế giới - hậu đại dịch” sẽ ra sao? Đặc biệt là câu chuyện cạnh tranh nước lớn Mỹ -Trung trong cuộc chiến chống dịch bệnh.

Chuyện về những người chung sức ngăn chặn đại dịch Covid 19 (14/2/2020)

Chuyện về những người chung sức ngăn chặn đại dịch Covid 19 (14/2/2020)

Ngày phát hành 0:0 | 14/2/2020

Đã khoảng 1 tháng, kể từ khi phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm bệnh Covid 19, cả hệ thống chính trị ở nước ta đã vào cuộc thực hiện phương châm của Chính phủ “chống dịch như chống giặc”. Đóng góp công sức vào việc kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh tại nước ta không thể không nhắc tới những tập thể, cá nhân đã nỗ lực với công việc khoanh vùng, dập dịch, điều trị cho bệnh nhân. Đó là những cán bộ y tế dự phòng không quản hiểm nguy khi có mặt tại vùng tâm dịch, để khoanh vùng, cách ly mầm bệnh.

Để Hợp tác xã nông nghiệp vượt khó và phát triển trong bối cảnh đại dịch Covid-19 (3/5/2020)

Để Hợp tác xã nông nghiệp vượt khó và phát triển trong bối cảnh đại dịch Covid-19 (3/5/2020)

Ngày phát hành 0:0 | 3/5/2020

Hiện nay cả nước đã có gần 24.000 HTX, riêng khu vực nông nghiệp có 15.600 HTX, chiếm đến 65% tổng số HTX cả nước. Ngày 09/03/2020 Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 70-KL/TW đã đánh giá: Khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã, nhất là những năm gần đây có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, cơ bản khắc phục được tình trạng yếu kém kéo dài; đã xuất hiện thêm nhiều loại hình, mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã hoạt động hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo cho các thành viên, góp phần xây dựng nông thôn mới...
Tuy nhiên, liên tiếp thời gian gần đây, thiên tai, dịch bệnh xảy ra như mưa đá các tỉnh phía bắc, hạn mặn ở ĐBSCL, dịch tả lợn châu Phi, dịch cúm gia cầm, đặc biệt đại dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát hiện nay đã tác động không nhỏ đến tình hình sản xuất kinh doanh của các HTX nông nghiệp, đe dọa đến khả năng về đích của Đề án phát triển 15.000 nông nghiệp hoạt động có hiệu quả vào năm 2020 nhằm thực hiện mục tiêu Nghị quyết 32-NQ/QH13 của Quốc hội và Quyết định số 461/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Làm thế nào để các HTX nông nghiệp vượt khó và vươn lên đứng vững, phát triển trong bối cảnh dịch bệnh khó khăn hiện nay? Khách mời là TS Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT – Bộ Nông nghiệp và PTNT và Ông Lê Văn Việt, Tổng GĐ Liên hiệp HTX Thủy sản Xuyên Việt, H. Gia Lộc, T. Hải Dương cùng bàn về nội dung này với chủ đề: “Để HTX nông nghiệp vượt khó và phát triển trong bối cảnh đại dịch Covid-19”.

Loạt bài “Đại dịch Covid-19 - Cơ hội để chuyển đổi, phát triển” - Bài 1 nhan đề “Covid-19 - Nhân lên sức mạnh phẩm giá dân tộc” (1/6/2020)

Loạt bài “Đại dịch Covid-19 - Cơ hội để chuyển đổi, phát triển” - Bài 1 nhan đề “Covid-19 - Nhân lên sức mạnh phẩm giá dân tộc” (1/6/2020)

Ngày phát hành 0:0 | 1/6/2020

Sau hơn 5 tháng xuất hiện từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc), với tốc độ lây lan nhanh chóng, dịch Covid-19 đã trở thành đại dịch toàn cầu, với hàng triệu người mắc, hàng trăm nghìn người tử vong. Không chỉ gây ra những hệ lụy khôn lường, dịch Covid-19 còn ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của đời sống, kinh tế - xã hội của tất cả các nước, trong đó có Việt Nam. Nhiều nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU) giảm phát mạnh, thậm chí rơi vào ngưỡng của tình trạng suy thoái, dự báo tăng trưởng ở mức “âm” do tác động của đại dịch Covid-19. Tỷ lệ đói nghèo gia tăng nhanh ở khắp nơi trên thế giới.
Tại Việt Nam, do nhận thức sớm về dịch Covid-19 nên Đảng, Chính phủ đã rất chủ động trong công tác phòng, chống dịch. Cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, trong đó, đặc biệt phải kể đến đợt cao điểm gần 100 ngày “tổng lực” của toàn xã hội đã giúp chúng ta cơ bản khống chế được dịch Covid-19 vào trung tuần tháng 4/2020, không còn ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Tuy vậy, cũng như các nước trên thế giới, những hậu quả mà đại dịch Covid-19 gây ra không hề nhỏ, đã làm thay đổi toàn bộ nền kinh tế xã hội của nước ta. Nhiều ngành nghề kinh tế bị ảnh hưởng kéo theo những hệ lụy về công ăn, việc làm, thu nhập và đời sống của người dân, đòi hỏi cần phải có những giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt hơn trong giai đoạn mới- giai đoạn triển khai thực hiện “mục tiêu kép” vừa tiếp tục kiểm soát tốt dịch bệnh, vừa phục hồi nhanh, phát triển vững chắc nền kinh tế xã hội của đất nước.
Làm sao để thực hiện được “mục tiêu kép” mà Chính phủ đã đề ra và đặc biệt, làm sao có thể rút ngắn được khoảng cách phục hồi nền kinh tế và đời sống xã hội của người dân sau khi nước ta cơ bản kiểm soát tốt dịch Covid-19? Loạt bài gồm 5 kỳ “Đại dịch Covid-19: Cơ hội để chuyển đổi, phát triển” do nhóm phóng viên Ban Thời sự VOV1 thực hiện, tìm lời giải cho những câu hỏi này. Chương trình hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng nhìn lại những tác động, ảnh hưởng trực diện nhất của dịch Covid-19 đối với Việt Nam qua phần đầu của loạt bài với nhan đề “Covid-19: Nhân lên sức mạnh phẩm giá dân tộc”.

THỜI SỰ 18H CHIỀU 8/4/2020: Quốc hội thống nhất ban hành chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

THỜI SỰ 18H CHIỀU 8/4/2020: Quốc hội thống nhất ban hành chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

Ngày phát hành 0:0 | 8/4/2020

- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị tỉnh Đồng Nai giải ngân 17.000 tỷ đồng cho sân bay Long Thành trong năm nay.
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất việc ban hành một số chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
- Đến nay, nước ta ghi nhận 251 ca mắc Covid-19. Các tỉnh, thành phố đã rà soát hơn 52.000 người liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai, trong đó trên 4.300 bệnh nhân từng điều trị nội trú.
- Cảnh báo tai nạn giao thông tăng mạnh tại TPHCM dù người dân thực hiện cách ly xã hội, hạn chế ra đường.
- Thành phố Vũ Hán - tâm dịch Covid-19 của Trung Quốc và thế giới, đã chính thức được dỡ bỏ phong tỏa sau gần 3 tháng.
- Trước những diễn biến xấu về tình hình dịch Covid-19 trên toàn thế giới, Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục đưa ra lời chỉ trích đối với Tổ chức Y tế Thế giới, đồng thời cảnh báo về việc Mỹ sẽ cắt ngân sách với tổ chức này.

Đại dịch Covid-19 có thể làm thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu? (13/4/2020)

Đại dịch Covid-19 có thể làm thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu? (13/4/2020)

Ngày phát hành 0:0 | 13/4/2020

Dịch bệnh Covid-19 đã dẫn tới một cuộc khủng hoảng toàn cầu với những hệ lụy khôn lường. Cho đến thời điểm hiện tại, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 110 nghìn người trên khắp thế giới, phá vỡ nhịp sống bình thường, hủy hoại sinh kế của một bộ phận không nhỏ cư dân trên Trái đất, làm chao đảo các thị trường và gây tổn hại không nhỏ cho các nền kinh tế khắp toàn cầu. Hơn thế, đại dịch COVID-19 với những diễn biến phức tạp và khó kiểm soát còn được nhận định có thể làm thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu. Để giúp quý vị rõ hơn câu chuyện này, Biên tập viên Thu Hà trao đổi với chuyên gia nghiên cứu các vấn đề quốc tế, Tiến sĩ Lộc Thị Thủy, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.

Loạt bài: Đại dịch Covid 19- cơ hội để chuyển đổi và phát triển - Bài cuối nhan đề: Tái cấu trúc nền kinh tế, những đòi hỏi từ thực tế (5/6/2020)

Loạt bài: Đại dịch Covid 19- cơ hội để chuyển đổi và phát triển - Bài cuối nhan đề: Tái cấu trúc nền kinh tế,  những đòi hỏi từ thực tế (5/6/2020)

Ngày phát hành 0:0 | 5/6/2020

Liên tục trong các chương trình Theo dòng Thời sự trước chúng tôi đã phát sóng 4 phần của loạt bài “Đại dịch Covid-19, cơ hội để chuyển đổi, phát triển”. Qua Covid-19, dưới tác động nhiều chiều của dịch bệnh, đã thể hiện rõ những điểm mạnh- yếu, cũng như những cơ hội và thách thức đã xen trong đời trong sống kinh tế xã hội, trong mỗi con người Việt Nam. Bên cạnh những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết, chia ngọt sẻ bùi, sự chủ động, sáng tạo trong quá trình phòng chống đại dịch, phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân… cần được giữ gìn, phát huy. Cùng với tiến trình tái cơ cấu, chuyển đổi nền kinh tế - thực hiện theo các Nghị quyết của Đảng, Chính phủ và các bộ, ngành, qua đại dịch Covid-19 cũng cho thấy sự nhạy cảm, dễ bị tổn thương của nền kinh tế nước ta, với những nguy cơ cần tránh, bỏ - để tận dụng những cơ hội mới, ngành nghề mới, với tư duy đổi mới mạnh mẽ, quyết liệt hơn. Đây cũng là nội dung phần cuối của loạt bài viết này, với tựa đề “Tái cấu trúc nền kinh tế - những đòi hỏi từ thực tế”,

12345678910...

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: